Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

[Multisite] Cài đặt WordPress Multisite trên máy chủ dùng VPSSIM

Hiện nay người dùng máy chủ Linux cài đặt VPSSIM để quản lý máy chủ và chạy WordPress cũng khá nhiều nên mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Multisite, cấu hình subdomain và tên miền riêng cho website con trên máy chủ Linux sử dụng VPSSIM.

Trước tiên, bạn cần có sẵn một máy chủ Linux cài đặt VPSSIM và đã cài một website WordPress vào đó. Về việc này bạn có thể tham khảo tại trang chủ của VPSSIM hoặc sử dụng menu vpssim -> 1 -> 3 để cài đặt nhé.

Trong bài viết này, mình sẽ có các tên miền sau, dĩ nhiên là tất cả phải được trỏ về IP máy chủ:

azdigi.info – Tên miền chính của websiteazdigi-dns.com – Tên miền riêng của website con dns.azdigi.infoazdigiweb.com – Tên iền riêng của website con web.azdigi.info

Do vậy khi làm theo hướng dẫn bạn nhớ đổi tên thành tên miền của bạn cho chính xác, đừng copy đại vào là không được đâu nhé.

Ngoài ra, trong bài viết mình sử dụng công cụ nano để sửa tập tin. Do vậy bạn hãy chắc chắn đã cài nano vào máy chủ nhé.

yum install nano -y

Để sub-domain hoạt động thì trong thiết lập DNS của tên miền chính phải có bản ghi loại A, tên là * và giá trị trỏ về IP của máy chủ.

Kích hoạt Multisite

Cũng giống như cách kích hoạt thông thường, ta sửa tập tin wp-config.php của website chính.

nano /home/azdigi.info/public_html/wp-config.php

Sau đó chèn đoạn sau vào dưới <>

define( 'WP_ALLOW_MULTISITE', true );

Nhấn Ctrl + O để lưu lại và Ctrl + X để thoát ra. Cái này mình không nhắc lại trong bài nữa nhé.

Sau đó đăng nhập vào wp-admin -> Tools -> Network Setup và thiết lập Multisite với kiểu sub-domain hoặc sub-directory tùy ý bạn.

Và thêm đoạn dưới đây vào wp-config.php:

define('MULTISITE', true);define('SUBDOMAIN_INSTALL', true);define('DOMAIN_CURRENT_SITE', 'azdigi.info');define('PATH_CURRENT_SITE', '/');define('SITE_ID_CURRENT_SITE', 1);define('BLOG_ID_CURRENT_SITE', 1);

Riêng phần .htaccess bạn bỏ qua, bây giờ hãy sửa tập tin cấu hình tên miền chính trên NGINX:

nano /etc/nginx/conf.d/azdigi.info.conf

Tìm phần:

server_name azdigi.info;

Thay thành:

server_name azdigi.info *.azdigi.info;

Lưu lại và khởi động lại NGINX:

service nginx restart

Ok hoàn tất cài đặt.

Bây giờ bạn có thể truy cập vào trang quản trị WordPress và tạo website con như hướng dẫn tại đây.

Nếu như bạn muốn thêm tên miền nào thành tên miền riêng cho website con thì bạn phải thiết lập VirtualHost của NGINX trỏ tên miền đó về cùng thư mục. Trước tiên các tên miền đó sẽ cần trỏ về IP của VPS, sau đó bạn sửa tập tin cấu hình tên miền chính của website trên NGINX:

nano /etc/nginx/conf.d/azdigi.info.conf

Tìm phần:

server_name azdigi.info *.azdigi.info;

Thay thành:

server_name azdigi.info *.azdigi.info azdigi-dns.com azdigiweb.com;

Trong đó azdigi-dns.com và azdigiweb.com là tên miền mình cần sử dụng cho website con. Và đừng quên restart lại NGINX nhé:

service nginx restart

Bây giờ bạn có thể cấu hình tên miền riêng bằng cách sửa tên miền của website con thành tên miền chính và sửa tập tin wp-config.php giống bài này.

Hoàn tất cài đặt.

Rất dễ dàng đúng không nào.

[Multisite] Cài đặt WordPress Multisite trên máy chủ dùng VPSSIM was last modified: Tháng Tư 29th, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Hướng dẫn cài lại WordPress khi bị dính mã độc

Sẽ cập nhật video sau.

Việc website WordPress bị dính mã độc bởi việc sử dụng theme/plugin không rõ nguồn gốc (nếu không muốn nói là dùng lậu) hoặc đặt mật khẩu đơn giản dễ đoán là chuyện quá đỗi bình thường của chúng ta.

Hiện nay khi website bị dính mã độc thì thường là có 3 kịch bản thường gặp như sau:

Trang chủ bị đổi thành một trang cảnh báo là đã bị hack kèm theo nhạc hoành tráng. Website âm thầm gửi đi các email lừa đảo, spam liên tục trên host mà chủ nhân không hề hay biết. Website chứa các đường liên kết ẩn quảng cáo các dịch vụ thuốc kích dục, cờ bạc, phishing scam.

Và khi website bạn bị rơi vào các trường hợp này, các nhà cung cấp Hosting sẽ khóa lại. Nếu bạn dùng VPS thì sẽ bị cảnh báo hoặc khóa nếu rơi vào kịch bản số 1 và tên miền bị rơi vào sổ đen không sớm cũng muộn, lúc này website sẽ bị tụt thứ hạng ở máy tìm kiếm, khi truy cập bằng Google Chrome sẽ có cảnh báo màu đỏ rằng website này rất nguy hiểm.

Thế nhưng để website không bị hack cũng không phải khó, chỉ cần bạn dùng sản phẩm có bản quyền đầy đủ, đặt mật khẩu phức tạp (lưu vô Lastpass chẳng hạn) và thiết lập iThemes Security là được. Nếu bạn dùng Hosting thì nên chọn các đơn vị cung cấp hosting sử dụng CloudLinux như AZDIGI, StableHost, A2Hosting, Hawkhost,…mà sử dụng để tránh bị nhiễm mã độc từ anh bạn hàng xóm.

Chúng ta hay lên các trang mạng hỏi công cụ quét mã độc khi bị rơi vào các trường hợp này, thế nhưng tin buồn dành cho bạn là không có công cụ nào giúp bạn gỡ mã độc miễn phí cả, mình thề đấy. Chỉ duy nhất có 1 dịch vụ gỡ mã độc mà mình biết và sử dụng qua rồi đó là Sucuri Antivirus với giá rất đắt đỏ và bạn phải chấp nhận nếu cần gỡ mã độc hoàn toàn. Thế nhưng sau khi gỡ xong, chưa chắc website đã thật sự sạch sẽ mà chỉ duy nhất có 1 cách: Cài lại từ đầu.

Cài website lại từ đầu là cách duy nhất cũng là tốt nhất để website của bạn trở nên sạch sẽ. Cài website lại không có nghĩa là bạn sẽ viết lại nội dung hay sản phẩm vì các dữ liệu này sẽ lưu vô database, nhưng tin vui là không có mã độc nào đính kèm vô database của bạn cả. Cài website lại nghĩa là chúng ta sẽ lấy dữ liệu mềm lưu trong database ở website cũ, sau đó cài website mới và nhập các dữ liệu này vào, rồi cài lại plugin và theme từ đầu với nguồn gốc rõ ràng hơn.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm việc này.

Bây giờ bạn hãy tiến hành cài đặt một website WordPress mới trên host hoặc localhost và sử dụng một tên miền khác để chạy website này nhằm đảm bảo bạn vừa truy cập vào website mới và cả website cũ để tiện kiểm tra, đối chiếu.

Sau đó mở tập tin wp-config.php của website mới và chèn đoạn sau vào dưới <>

define('WP_HOME','http://example.com');define('WP_SITEURL','http://example.com');

Thay example.com thành địa chỉ của website mới nhé.

Đầu tiên hãy truy cập phpMyAdmin để export dữ liệu của database website đang sử dụng ra và tải về máy. Nếu host bạn không có phpMyAdmin, thì có thể dùng plugin BackWPUp để backup database và tải về, chỉ cần database thôi nhé.

Tham khảo: Xuất dữ liệu database trong phpMyAdmin

Kế tiếp là hãy mang các thư mục chứa hình ảnh upload trong /wp-content/uploads/ như 2017, 2016, 2015, 2014,…về máy. Lưu ý là chỉ các thư mục chứa hình ảnh upload, các thư mục khác không cần lấy về để đảm bảo an toàn. Nếu bạn dùng Hosting thì có thể vào File Manager dùng tính năng Compress để nén các thư mục này lại và tải về. Hoặc nếu bạn cài website mới trên cùng host thì không cần tải mà chỉ cần copy dữ liệu các thư mục này vào /wp-content/uploads/ ở thư mục website mới.

Bây giờ bạn hãy truy cập vào phpMyAdmin tại host (hoặc localhost) đang chạy website mới và tìm tên database của website đó, sau đó ấn Nhập (Import) và tải lên tập tin .sql mà bạn có được ở bước 1.

Lỗi khi import database

Nếu bạn gặp lỗi khi import database thì hãy tạo một database mới hoàn toàn và import vào database mới. Sau đó thiết lập website sử dụng database mới nhé.

Sau khi nhập xong, bạn hãy xem tên bảng dữ liệu có tiền tố là wp_ hay một tiền tố khác. Nếu bạn sử dụng tên tiền tố khác với wp_ thì hãy mở tập tin wp-config.php ở website mới, tìm $table_prefix và thay wp_ thành tiền tố của bảng database. Ví dụ mình có bảng tên 38dug_options trong cơ sở dữ liệu thì sẽ thay thành:

$table_prefix = '38dug_';

Sau đó hãy tải các thư mục hình ảnh trong website cũ đang chạy trên host (wp-content/uploads) vào thư mục wp-content/uploads ở website mới để đảm bảo hình ảnh không bị mất.

Để kiểm tra, bạn có thể truy cập vào phần Media Library trên website mới để xem đã có hiển thị hình ảnh đầy đủ hay chưa. Nếu hình ảnh hiển thị ra bình thường thì đã hoàn tất.

Bây giờ bước còn lại của bạn là hãy cài lại theme trên website. Nếu bạn dùng theme trả phí thì tốt nhất nên mua bản quyền theme đó để đảm bảo hơn, được cập nhật phiên bản mới thường xuyên nếu có lổ hổng bảo mật xảy ra.

Về bước này chắc mình không cần nói qua rồi, khi cài theme nếu theme đó yêu cầu cài thêm plugin gì bạn có thể cài vào vì các plugin đi theo theme cũng rất đảm bảo nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Khi bạn đã thiết lập website hoàn tất và bắt đầu sử dụng. Hãy tiến hành truy cập vào website cũ và xóa toàn bộ dữ liệu trên host đi, sau đó chuyển mã nguồn của website bạn mới làm lên host vào thư mục của website chính. Về bước này, bạn làm giống như việc chuyển host của một website bình thường bao gồm 2 bước:

Backup và khôi phục mã nguồn website mới lên host. Backup database và khôi phục database trên host.

Tham khảo:

Sau khi chuyển hoàn tất, hãy mở tập tin wp-config.php của website mới trên host và sửa lại WP_HOME, WP_SITEURL thành địa chỉ website chính. Ví dụ:

define('WP_HOME','http://example.com');define('WP_SITEURL','http://example.com');

Việc này sẽ đảm bảo bạn có thể truy cập vào website mới theo tên miền chính của website.

Bây giờ bạn hãy đăng nhập vào website mới trên host và cài plugin Better Search Replace, sau đó vào mục Tools -> Better Search Replace và tìm tên miền cũ trong tất cả bảng database và đổi sang tên miền mới, bỏ chọn Run as dry run như hình dưới.

Như vậy tất cả các liên kết trong website đang sử dụng tên miền cũ sẽ được đổi thành tên miền mới mà không cần phải làm thủ công.

Ngay sau khi website đã hoạt động hoàn tất, hãy tiến hành thiết lập bảo mật cho website. Bạn hãy xem qua serie Bảo mật WordPress toàn tập và làm theo các bước để tăng sự an toàn của website.

Và quan trọng nhất là không sử dụng các plugin/theme được chia sẻ không rõ nguồn gốc vì điều này là nguyên nhân của 90% trường hợp bị mã độc mà mình từng biết đến. Nếu bạn không cài cái gì lạ vào website, mật khẩu quản trị phức tạp, thiết lập plugin bảo mật tốt thì bạn sẽ không cần quan tâm đến các giải pháp bảo mật nào nữa.

Chúc website của bạn sớm được phục hồi và hoạt động ổn định.

Hướng dẫn cài lại WordPress khi bị dính mã độc was last modified: Tháng Sáu 20th, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

[Multisite] Sử dụng domain riêng cho website con

Mặc định mỗi website con trong mạng WordPress Multisite chỉ có 2 định dạng là subdomain hoặc subdirectory. Tuy nhiên chúng ta vẫn có giải pháp sử dụng tên domain cho từng website như một website riêng thật sự mà không cần dùng plugin nào.

Trước khi thiết lập domain riêng cho website con, bạn cần phải trỏ domain về host và thêm nó vào trong host ở cùng thư mục website. Dưới đây là các cách thêm domain vào host ở từng môi trường khác nhau.

Đối với host dùng cPanel

Nếu bạn dùng host sử dụng cPanel thì hãy tìm mục Aliases (giao diện mới) hoặc Parked Domain (giao diện cũ) và thêm domain cần sử dụng cho website con vào. Lưu ý mã nguồn của website phải nằm ở thư mục public_html.

Nếu mã nguồn nằm ở một thư mục con trong public_html, hãy vào phần Addon Domain và thêm domain vào, thiết lập thư mục vào đúng thư mục đang chứa mã nguồn website.

Đối với VestaCP

Nếu bạn dùng máy chủ riêng với VestaCP thì hãy sửa website trên VestaCP và điền tên miền cần làm tên miền riêng cho website con ở mục Aliases.

Đối với EasyEngine

Nếu bạn dùng EasyEngine thì hãy gõ lệnh ee site edit domain.com và nhập domain cần thêm vào mục server_name. Sau đó nhớ khởi động lại NGINX.

Bây giờ bạn hãy mở tập tin wp-config.php trên host ra và tìm đoạn sau:

define('SUBDOMAIN_INSTALL', true);

Sửa true thành false.

Sau đó thêm đoạn sau vào dưới nó:

define( ‘COOKIE_DOMAIN’, $_SERVER['HTTP_HOST'] );Bây giờ chúng ta truy cập vào My Sites -> Network Admin -> Sites và tìm website con cần sửa tên miền, chọn Edit.

Sau đó sửa Site Address (URL) thành tên miền riêng và lưu lại.

Bây giờ thử truy cập vào tên miền riêng nhé.

Khi sử dụng domain cho website con thì do bản chất các domain website con là alias của domain chính nên domain chính và các domain phụ thêm vào phải chung chứng chỉ SSL nếu bạn cần sử dụng giao thức HTTPS cho các website con.

Nếu bạn dùng Let’s Encrypt tự cài thì có thể tạo chứng chỉ cho nhiều domain với lệnh giống như dưới đây:

/opt/le/letsencrypt-auto certonly --standalone -d thachpham.net -d thachpham.info

Nếu bạn đã có chứng chỉ sẵn rồi và cần thêm domain vào thì dùng lệnh giống dưới đây:

/opt/le/letsencrypt-auto certonly --standalone --agree-tos \--email [email protected] \--expand -d thachpham.net,www.thachpham.net,thachpham.info,www.thachpham.info

Nếu bạn dùng host cPanel có hỗ trợ Let’s Encrypt như host tại AZDIGI thì bạn vào mục Let’s Encrypt SSL và ấn nút Reissue hoặc Issue và chọn các alias cần tạo chứng chỉ chung là được.

Khi dùng SSL, hãy nhớ vào Admin Network -> Sites -> All Sites -> Edit website cần thiết lập -> Settings và chọn đường dẫn là https như hình dưới.

Nhìn chung cách sử dụng domain riêng cho các website con có thể thiết lập hơi rối một chút nhưng cũng không khó để làm, ngoài ra mình cũng đã thử nghiệm với giao thức HTTPS và nó hoàn toàn hoạt động rất tốt.

Ở bài sau mình sẽ giới thiệu qua một số plugin rất hay dành cho WordPress Multisite mà bạn có thể cài vào sử dụng.

[Multisite] Sử dụng domain riêng cho website con was last modified: Tháng Tám 3rd, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress

Trên một số trang tin tức lớn như kenh14, vnexpress,…chúng ta có thể thấy mỗi một chuyên mục đều có một giao diện khác nhau. Trong thời gian cách đây khá lâu blog mình đã có một bài viết nói về việc sử dụng nhiều giao diện khác nhau cho Post – Page nhưng cách này có vẻ hơi khó và cũng chưa hoàn thiện lắm.

Dĩ nhiên cách dễ nhất là sử dụng các plugin có sẵn nhưng thời gian qua lại không có plugin nào hỗ trợ việc này. Nói như thế không có nghĩa là không có vì bây giờ đã có một plugin miễn phí giúp chúng ta có thể dễ dàng sử dụng nhiều giao diện khác nhau cho trang bất kỳ, có thể tùy biến menu và widget trên từng giao diện, plugin đó chính là Multiple Themes.

Một điều tuyệt vời của plugin này là cho phép chúng ta sử dụng một giao diện bất kỳ cho một đường dẫn bất kỳ chứ không phải chỉ gói gọn vào category, tag, post hay page. Nó cho phép chúng ta sử dụng một giao diện khác dựa trên truy vấn hoặc một truy vấn nào đó với giá trị nào đó. Ví dụ mình có thể áp dụng một giao diện đặc biệt dành cho các trang tìm kiếm với truy vấn là https://thachpham.com/?s=.

Hoặc nếu bạn đang sử dụng một số Parked Domain khác trỏ về website chính, plugin cũng có thể cho phép thiết lập các giao diện riêng dành cho các đường dẫn định danh này (Alias).

Chuẩn bị sẵn giao diện

Để sử dụng plugin này, giao diện của bạn phải được upload sẵn lên website tại thư mục /wp-content/themes/ hoặc tải về từ thư viện WordPress Themes.

Sau khi cài plugin Multiple Themes hoàn tất, chúng ta sẽ tiến hành thiết lập tại Settings -> Multiple Themes plugin.

Tại đây chúng ta sẽ có các phần bao gồm:

Settings: thiết lập cơ bản để chọn theme cho trang chủ, các trang con.Site Aliases: Thiết lập các tên miền aliases để hỗ trợ plugin xác định đường dẫn, nếu bạn có sử dụng thêm parked domain để trỏ về website chính.Advanced Settings: Thiết lập theme cho toàn trang, toàn post hay toàn page.Theme Options: Hướng dẫn thiết lập menu, widget cho plugin này.System Information: Thông tin hệ thống host đang chạy website.Help: Hướng dẫn gửi yêu cầu hỗ trợ đến tác giả.

Nhìn chung là vậy, ở dưới mình sẽ hướng dẫn một số case cơ bản khi dùng plugin này.

Để thiết lập một giao diện dùng riêng cho trang chủ, chúng ta sẽ vào phần Settings của plugin này và tìm mục Select Theme for Site Home, ở đây bạn sẽ chọn giao diện cần sử dụng cho trang chủ.

Như vậy nghĩa là mình sẽ sử dụng giao diện Hueman cho trang chủ. Ở đây plugin sẽ không phân biệt trang chủ bạn là một trang tĩnh hay danh sách các bài viết mới nhất, miễn đường dẫn là domain-của-bạn.ltd là nó nhận đây là trang chủ.

Ví dụ bạn muốn thiết lập giao diện riêng cho một category thì cũng vào mục Settings của plugin này và tìm mục For An Individual Page, Post or other non-Admin page, sau đó thêm đường dẫn của trang tại phần URL of Page, Post, Prefix or other và chọn giao diện cần kích hoạt.

Bạn có thể dùng URL bất kỳ, kể cả một post hay một page nào đó.

Sau khi thiết lập giao diện của một trang bất kỳ mà bạn không có nhu cầu sử dụng nữa, chúng ta có thể xóa đi trong mục Settings, tại phần Current Theme Selection Entries và đánh dấu mục Delete vào trang cần xóa rồi ấn Change là hoàn tất.

Để thiết lập giao diện riêng cho tất cả Post hoặc Page còn lại (ngoại trừ các trang đã thiết lập giao diện riêng), bạn có thể truy cập vào mục Advanced Settings của plugin này và tìm phần Select Theme for All Pages để thiết lập giao diện cho tất cả page, và mục Select Theme for All Posts để thiết lập giao diện cho tất cả post.

Khi sử dụng plugin này, bạn nên thiết lập giao diện sử dụng cho các trang còn lại thay vì sử dụng theme kích hoạt ở Appearance -> Themes, lý do chút nữa ở phần dưới mình sẽ nói sau. Để thiết lập phần này bạn vào phần Advanced Settings của nó và tìm phần Theme for Everything.

Trên mỗi giao diện đều có cách thiết lập Menu, Widget khác nhau nên khi sử dụng plugin này, chúng ta cần phải thiết lập các phần này cho toàn bộ theme để đảm bảo giao diện hiển thị ra như ý muốn.

Bạn vào mục Appearance -> Customize trong trang quản trị.

Sau đó chọn giao diện cần thiết lập tại phần Active Theme bằng cách ấn vào nút Change. Nếu giao diện đang kích hoạt là giao diện cần thiết lập thì thôi.

Sau đó tìm phần Menus và gán menu vào thôi.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Menus trong WordPress

Cũng giống như thiết lập menu, bạn vào Appearance -> Customize.

Sau đó chọn giao diện cần thiết lập.

Và cuối cùng là chọn Widgets để thêm widget vào giao diện.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Widget trong WordPress

Với các giao diện có Theme Option (các tùy chọn đi kèm với theme) sử dụng tính năng Customize có sẵn của WordPress thì quá dễ rồi, chúng ta có thể sử dụng cách giống như trên để thiết lập cho từng theme.

Một vài trường hợp giao diện có phần Theme Option riêng biệt như thế này chẳng hạn.

Vậy thì ta chỉ còn một cách là kích hoạt giao diện cần sửa Theme Options lên tại mục Appearance -> Themes và sau đó truy cập vào phần Theme Option của giao diện đó mà chỉnh sửa.

Để làm phần này thì bạn nên thiết lập giao diện mặc định của toàn trang tại phần Advanced Settings -> Theme for Everything để khi kích hoạt giao diện của trang sẽ không bị ảnh hưởng.

Lưu ý khi kích hoạt giao diện

Khi kích hoạt giao diện thì các thiết lập Menus, Widgets của từng giao diện mà ta đã thiết lập trước đó có thể bị mất, vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng. Tốt nhất là nên sử dụng các giao diện sử dụng toàn bộ là Customize hết.

Sau khi tìm hiểu nhiều giải pháp khác nhau thì mình thấy đây là plugin sử dụng nhiều giao diện cho website WordPress ổn định và dễ sử dụng nhất hiện tại, ít gặp rắc rối hơn bởi vì WordPress mặc định không hỗ trợ nên việc sử dụng nhiều giao diện cùng lúc có thể sẽ hơi rắc rối và nhiều lỗi, quan trọng là giải pháp nào ít lỗi hơn thôi.

Hy vọng plugin này sẽ giúp được nhiều bạn.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress was last modified: Tháng Ba 21st, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

[Multisite] Tạo website con và cài plugin/theme

https://www.youtube.com/watch?v=beJWq8MVAUc

Sau khi đã kích hoạt xong tính năng Multisite trên WordPress ở bài trước, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu tạo ra các website con và bắt đầu làm quen với khu vực trong trang quản trị các website.

Khi đã kích hoạt tính năng Multisite lên bạn phải truy cập vào trang quản trị riêng của nó để tạo website, cài theme và plugin cũng như chỉnh sửa các thiết lập. Để truy cập vào phần này bạn vào liên kết My Sites -> Network Admin -> Dashboard.

Tại đây bạn sẽ tìm thấy một số mục quản lý chính, có lẽ mình không cần giải thích chi tiết qua vì chỉ có vài chức năng thôi.

Để tạo website con, bạn tìm mục Sites -> Add New. Tại đây bạn sẽ nhập tên của website, đường dẫn, email của người quản trị và ngôn ngữ của website.

Sau đó để truy cập vào trang quản trị riêng cho website con vừa tạo bạn có thể vào mục Sites -> All Sites và ấn nút Dashboard của website cần truy cập.

và trong trang quản trị của website con, bạn có thể làm tất cả mọi việc như một website riêng ngoại trừ cài mới plugin và theme vì việc này sẽ làm ở website mẹ.

Website con trong WordPress Multisite không thể tự cài plugin và theme nên bạn sẽ cần cài đặt ở trang Network Admin rồi mới kích hoạt riêng cho từng website con.

Chúng ta quay lại trang My Sites -> Network Admin -> Dashboard để cài theme và cài plugin như thông thường. Sau khi cài xong bạn phải kích hoạt bằng cách chọn Network Enable thì các website con mới có thể dùng được.

Sau đó bạn truy cập vào website con và sẽ sử dụng được các theme mà chúng ta đã kích hoạt.

Đối với plugin thì khác một chút, bạn chỉ cần cài vào thôi và website nào muốn sử dụng bạn có thể vào trang quản trị của từng website để kích hoạt lên chứ không cần kích hoạt ngay tại trang Network Admin.

Nếu bạn nhấp vào nút Network Enable vào theme mà mình đã hướng dẫn ở trên thì toàn bộ các website trong mạng sẽ đều có thể dùng theme đó. Tuy nhiên chúng ta có thể kích hoạt riêng một theme nào đó cho một website chỉ định.

Để làm việc này bạn vào mục Sites -> All Sites và nhấp vào nút Edit của website cần thiết lập.

Sau đó tìm mục Themes và nhấp nút Enable cho theme cần kích hoạt riêng với website này.

Quá đơn giản phải không nào và hiện nay tính năng Multisite của WordPress hoạt động khá chuẩn và dễ dàng chứ không như trước đây nữa nên việc cài đặt theme và plugin vào cũng dễ hơn, không cần thiết plugin hay theme phải hỗ trợ Multisite mới cài được.

Ở bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn qua cách sử dụng tên miền riêng cho từng website trong mạng.

[Multisite] Tạo website con và cài plugin/theme was last modified: Tháng Tư 22nd, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Lỗi 0-day của WordPress 4.7.4 và nó có nguy hại không?

Hôm nay có thể bạn đã từng nghe qua thông báo của mọi người rằng WordPress phiên bản 4.7.4 được phát hiện một lỗi 0-day (CVE-2017-8295) giúp tin tặc có thể lấy mật khẩu của người quản trị cao nhất là admin thông qua việc reset mật khẩu không cần cấp quyền vào email của chủ sỡ hữu.

Về chi tiết lỗi này bạn có thể tham khảo diễn giải chi tiết tại https://exploitbox.io/vuln/WordPress-Exploit-4-7-Unauth-Password-Reset-0day-CVE-2017-8295.html.

Tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ giải thích thêm và chúng ta có thể biết rằng bạn có nguy cơ bị khai thác hay không, từ đó mới áp dụng cách cài plugin chặn reset mật khẩu.

Theo ExplotItBox, đầu tiên tin tặc sẽ gửi một truy vấn HTTP tới website thông qua địa chỉ IP, nghĩa là website của bạn phải truy cập được thông qua IP. Nếu bạn nào dùng Shared Hosting sử dụng cPanel bản mới nhất thì không cần lo lắng nữa vì trước đây lâu lắm rồi họ đã có một bản vá về lỗi 0-day trên Linux, và với Shared Hosting bạn cũng không thể truy cập vào website thông qua IP.

-----[ HTTP Request ]----POST /wp/wordpress/wp-login.php?action=lostpassword HTTP/1.1Host: injected-attackers-mxserver.comContent-Type: application/x-www-form-urlencodedContent-Length: 56user_login=admin&redirect_to=&wp-submit=Get+New+PasswordỞ đoạn trên, tin tặc sẽ ghim địa chỉ máy chủ email của họ vào, và trên Apache thì SERVER_NAME sẽ tự động thay thế bằng giá trị HOST trong truy vấn trên, tức là địa chỉ máy chủ email của tin tặc.

Khi đó, người quản trị sẽ nhận 1 email như sau:

Subject: [CompanyX WP] Password ResetReturn-Path: <[email protected]>From: WordPress <[email protected]>Message-ID: <[email protected]>X-Priority: 3MIME-Version: 1.0Content-Type: text/plain; charset=UTF-8Content-Transfer-Encoding: 8bitSomeone requested that the password be reset for the following account:http://companyX-wp/wp/wordpress/Username: adminIf this was a mistake, just ignore this email and nothing will happen. To reset your password, visit the following address:

Bạn sẽ thấy phần Return-Path sẽ chứa giá trị mà WordPress tự điền vào giá trị SERVER_NAME, tức là [email protected] và kể cả Message-ID cũng chứa một địa chỉ của tin tặc.

Như vậy là đã rõ, nếu hệ thống hoặc người dùng vô tình phản hồi email này, thì tin tặc sẽ nhận chính cái nội dung email chứa khóa khôi phục mật khẩu quản trị. Như vậy ta sẽ có 3 trường hợp như sau:

Một số email của người quản trị có tính năng tự động trả lời email kèm nội dung email được trả lời. Tin tặc sẽ gửi một lượng lớn email khiến máy chủ của người dùng bị ngập lụt dung lượng sử dụng hay đại loại vậy khiến email không thể gửi đi và phản hồi ngược lại. Nếu người dùng quản trị dùng email của Gmail hay các nhà cung cấp mail khác, tin tặc sẽ phải gửi một lượng lớn truy vấn như trên để nhà cung cấp chặn địa chỉ máy chủ tin tặc, từ đó email không thể gửi đi và phản hồi ngược lại.

Suy xét ra thì lỗi này sẽ nghiêm trọng và bạn có thể bị ảnh hưởng nếu:

Bạn đang dùng webserver Apache và có thể truy cập vào website thông qua IP. Nghĩa là không tạo virtualhost ấy. Tin tặc phải biết được tên đăng nhập của người quản trị. Tập tin wp-login.php phải được truy cập trực tiếp. Một số plugin ẩn đường dẫn đăng nhập như iThemes Security sẽ tự động chặn truy cập trực tiếp qua tập tin này. Ví dụ: https://thachpham.com/wp-login.php. Người quản trị phải dùng email tự host thì sẽ may ra có nguy cơ, còn Gmail hay gì đó thì phải gửi một lượng email cực lớn cùng lúc họ mới chặn một máy chủ gửi đi.

Như vậy nếu bạn thỏa mãn các điều kiện trên thì có thể phòng chống bằng cách cài plugin Disable Password Reset để chặn chức năng quên mật khẩu đi. Còn nếu không thì lỗi này cũng không thật sự quá nguy hiểm như chúng ta tưởng tượng. Tuy nhiên trong tương lai, WordPress sẽ ra một bản vá để chúng ta yên tâm hơn.

Lỗi 0-day của WordPress 4.7.4 và nó có nguy hại không? was last modified: Tháng Năm 5th, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Bắt đầu viết lại sau nửa năm tạm dừng

Chào các độc giả thân mến,

Kể từ tháng 8/2016 tới nay blog mình hầu như không có cập nhật thêm nội dung mới, điều này có thể sẽ làm cho các độc giả không hài lòng vì không có thêm nội dung mới để theo dõi trên blog mình vốn xưa nay rất ít khi nào ngưng một thời gian dài như vậy. Thế nhưng điều gì cũng có nguyên nhân của nó, mình ngừng viết không phải chán viết hay không muốn phát triển nữa mà lý do cơ bản nhất chắc hẳn ai cũng biết là mình tập trung cho AZDIGI trong giai đoạn đầu mới thành lập vốn rất cần sự đầu tư thời gian và khá vất vả trong thời gian đầu, những ai đã từng khởi nghiệp chắc cũng đều rõ việc này.

Nay công ty của mình đã trở nên ổn định và mình lại tiếp tục quay lại viết bài như bình thường. Thực tình mà nói sau nhiều tháng không viết thì ý tưởng viết bài có thể bằng trở thành vài trang giấy (1 ý tưởng là 1 dòng tương ứng với tiêu đề bài viết), bản thân cũng rất nhớ lại cảm giác tìm tòi, viết lách như trước kia nên mình có thể khẳng định rằng blog thachpham.com vẫn luôn phát triển tốt dù là như thế nào.

Hy vọng với sự vắng bóng một thời gian dài như vậy các độc giả có thể hoàn toàn thông cảm được và tiếp tục theo dõi các bài viết mới trên blog như trước đây. Mình luôn cố gắng nhất có thể để tiếp tục tạo ra những nội dung bài viết có giá trị, thiết thực nhằm cung cấp cho các độc giả.

Nhân tiện đây mình cũng muốn thông báo nhẹ một chút về tin vui có vẻ hơi cá nhân một chút là vào tháng 8 hoặc 9/2017 mình sẽ tiếp tục về Việt Nam để…cưới vợ, ahihi.

Thôi mở đầu sự quay lại tiếp tục viết tới đây thôi, giờ mình đây lên các kế hoạch cho các serie sắp tới đây.

Chúc sức khỏe toàn thể các độc giả.

Thân mến,

Thạch

Bắt đầu viết lại sau nửa năm tạm dừng was last modified: Tháng Ba 20th, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Làm thế nào để xin cấp EV SSL (chứng chỉ số mở rộng) cho Doanh nghiệp?

Trước đây mình đã từng có rất nhiều bài viết về chứng chỉ SSL thông thường và cách cài đặt trên cPanel, Apache hay NGINX. Tuy nhiên lại chưa có cơ hội viết một bài viết đầy đủ về một loại chứng chỉ mà có thể nhiều người đang quan tâm để có được mà trên trình duyệt họ có thể hiện dòng chữ tên doanh nghiệp ngay bên cạnh địa chỉ website hỗ trợ giao thức HTTPS như thế này:

Chứng chỉ này được gọi là EV SSL (Extend Validated SSL). Đây là một loại chứng chỉ SSL doanh nghiệp, mà mình thì lại không chuyên về cái này nên từ khi mình sở hữu một doanh nghiệp như AZDIGI thì mới có cơ hội trải nghiệm qua và có tư liệu viết thành bài như thế này.

Vậy đăng ký một chứng chỉ EV SSL có khó không, đăng ký như thế nào, điều kiện được cấp và thời gian trong bao lâu? Tất cả mình sẽ diễn đạt lại trong bài viết này mà mình nghĩ ai cũng có thể làm được, có chút đỉnh chi phí là được hết ahihi.

Chứng chỉ EV SSL (Extend Validated SSL) là một loại chứng chỉ cao cấp nhất dành cho các đối tượng là doanh nghiệp hoặc tổ chức được cấp phép hoạt động. Điều này có nghĩa là EV SSL không thể cấp cho cá nhân hay bất kỳ một pháp nhân nào không được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền trong nước sở tại.

Về cơ bản, EV SSL không bảo mật tốt hơn so với các chứng chỉ SSL bình thường khác như DV (Domain Validated), OV (Organization Validated) vì tất cả loại chứng chỉ SSL đều hỗ trợ mã hóa lên tới 256-bit và độ dài của khóa từ 2048 trở lên. Tuy nhiên EV SSL sẽ có một số khác biệt mà không phải chứng chỉ nào cũng có như:

Tăng độ uy tín của website cao hơn vì quy trình xác thực kỹ lưỡng. Phí đảm bảo cao hơn so với các loại chứng chỉ khác. Ví dụ với Comodo thì là $1.750.000 còn GeoTrust là $1.500.000 chẳng hạn. Còn với các chứng chỉ bình thường thì dao động từ $10.000 đến $500.000.

Do vậy, bạn nên xác định rằng EV SSL không bảo mật cao hơn hay xịn hơn với các chứng chỉ SSL khác mà nó sẽ có giá trị về hình thức nhiều hơn.

Tại Việt Nam, khi đăng ký EV SSL thì chỉ cần chuẩn bị bản scan rõ chữ của Giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ do Bộ kế hoạch & đầu tư cấp. Đồng thời, tên miền chính của website đăng ký EV SSL phải được thể hiện được trong các trang Whois, với tên miền Việt Nam thì tra cứu tại https://www.vnnic.vn/whois-information. Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng email theo tên miền chính của website luôn.

Bước đầu tiên bạn có thể mua một chứng chỉ EV SSL hợp lệ ở bất kỳ nơi nào và của CA (Certificate Authority) nào như Comodo, Symantec, Geotrust,…mình khuyến khích chọn Comodo vì mức giá phải chăng. Bạn có thể mua tại Namecheap nếu muốn thanh toán qua quốc tế hoặc MuaSSL. COM nếu bạn cần mua tại Việt Nam. Sở dĩ mình khuyến khích MuaSSL là vì mình cũng là khách hàng tại đây và chế độ hỗ trợ rất tốt, mua chứng chỉ SSL thanh toán sau 7 ngày chứ không cần thanh toán ngay với mức giá có thể gọi là tốt nhất tại Việt Nam.

Nếu bạn mua EV SSL tại MuaSSL. COM thì có thể bỏ qua các bước phía dưới và nhờ bên đó làm giúp luôn nhé, khỏi phải mò mẫm tốn thời gian.

Lưu ý là khi mua EV SSL, bạn sẽ có một mã order ID tại Comodo và sử dụng nó để liên lạc với Comodo nhằm xác thực.

Bước kế tiếp là bạn cần tạo một mã CSR dành cho chứng chỉ SSL này và một private key theo mã CSR đó. Lưu ý là bạn phải giữ lại tập tin CSR và Private Key để sử dụng sau này khi đã có chứng chỉ.

Bạn có thể xem cách tạo mã CSR trên cPanel hoặc tạo mã CSR trên VPS/máy chủ Linux.

Sau khi có mã CSR và kích hoạt chứng chỉ EV SSL, bạn sẽ đến bước mệt nhất đó là chứng thực. Với các CA khác mình không rõ nhưng với Comodo thì quy trình chứng thực như sau:

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có đầy đủ thông tin trên Duns and Bradstreet (D&B) bị thiếu hoặc không có số Duns Number. Do vậy nếu doanh nghiệp bạn đã có Duns Number thì thật là tiện lợi vì không phải làm bước chứng thực rườm rà như ở phía dưới. Comodo chỉ cần xác minh thông tin doanh nghiệp trên D&B.

Nếu bạn không có Duns Number thì bạn phải sử dụng phương thức xác minh là nhờ luật sư gửi thư đảm bảo. Hãy thuê một luật sư có khả năng nói tiếng Anh tốt và có giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh đầy đủ để viết một thư đảm bảo, bạn có thể xem mẫu tại đây và gửi qua email [email protected] . Nếu bạn không thể tự làm bước này, hãy liên hệ muassl.com và họ sẽ lo cho bạn khâu này với chi phí 1.000.000 đồng/lần.

Điền thông tin công ty và thông tin người nhận điện thoại xác thực từ Comodo, sẽ có 2 bản là EV SSL Certificate Subscriber Agreement và EV SSl Request Form. Nếu bạn thuê luật sư bên muassl.com ở bước trên thì họ sẽ điền sẵn cho bạn 2 mẫu này. Hãy in ra và ký tên đầy đủ.

Tiếp theo Comodo sẽ liên lạc qua điện thoại với người nhận cuộc gọi xác thực đã điền ở bước trên trong khoảng 4-5 giờ sau khi gửi. Nếu không có ai gọi thì vào đây để chat với họ kêu họ gọi ngay. Trường hợp của mình gặp phải là trước đó đã có người gọi rồi mà sau đó họ lại bắt gửi lại hai văn bản ở bước trên và gọi tiếp, sau đó không thấy ai gọi nên vào đó yêu cầu họ gọi ngay, họ sẽ gọi ngay.

Khi gọi họ sẽ hỏi về tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ website và xác nhận rằng bạn đang đăng ký chứng chỉ SSL bởi Comodo CA. Bạn xác nhận lại với họ là được, một cuộc gọi mất khoảng 2 phút chứ không nhiều. Mà bật mí nhé, Comodo toàn cử người giọng Ấn Độ gọi cho mình thôi nên khó nghe lắm, rất may là mình không nghe vì nhờ bạn gái ở Việt Nam nghe giúp ahehe.

Sau khi gọi điện thoại xác thực xong thì khoảng 8 giờ sau bạn sẽ nhận được một email kèm chứng chỉ EV SSL như thế này là hoàn tất.

Sau khi có tập tin chứng chỉ SSL rồi thì bây giờ chúng ta có thể cài đặt nó như bao chứng chỉ SSL khác thôi, bạn có thể tham khảo thêm cách cài đặt chứng chỉ SSL mà mình đã viết:

Vậy là xong rồi đó, bây giờ website bạn đã có một chứng chỉ SSL màu xanh lè xanh lét kèm theo tên của công ty trên thanh địa chỉ. Ở trên là những gì mình đã làm để đăng ký chứng chỉ SSL cho công ty mình và mình nghĩ bạn cũng có thể làm thành công theo bước y hệt như vậy.

Chúc bạn thành công.

Làm thế nào để xin cấp EV SSL (chứng chỉ số mở rộng) cho Doanh nghiệp? was last modified: Tháng Năm 13th, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Cài chứng chỉ SSL miễn phí từ Let’s Encrypt lên Hosting

Kể từ 2014, Google đã chính thức ưu tiên các website hỗ trợ giao thức HTTPS trên kết quả tìm kiếm. Điều này cũng dễ hiểu vì một website có giao thức HTTPS với một chứng chỉ SSL hợp lệ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ giả mạo, an toàn với người dùng do các dữ liệu gửi đi từ trình duyệt tới máy chủ website đã được mã hóa.

Hiện nay các dịch vụ hosting đều hỗ trợ chứng chỉ SSL miễn phí từ tổ chức phi lợi nhuận Let’s Encrypt nên bạn có thể tận dụng để giúp website mình chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng với người dùng hơn. Còn nếu host bạn chưa hỗ trợ tính năng cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí từ Let’s Encrypt thì cũng không sao cả, mình sẽ có cách cài đặt thủ công ở trang sau.

Chứng chỉ SSL là một loại chứng chỉ giúp mã hóa thông tin trên các thiết bị hoặc ứng dụng có hỗ trợ mã hóa bằng chứng chỉ SSL. Chứng chỉ SSL sẽ có hai phần gồm Private Key và Public Key, trong đó Public Key sẽ được cài ở ứng dụng đầu cuối mà trình duyệt hay các ứng dụng khác có thể truy cập đọc được, còn Private Key sẽ được cài đặt ở ứng dụng xử lý tiếp nhận dữ liệu, mục đích hoạt động giống như chìa khóa để giải mã các dữ liệu gửi đi từ thiết bị đầu cuối đã được mã hóa thông qua Public Key.

Muốn có chứng chỉ SSL bạn phải đăng ký với các tổ chức xác thực như Comodo, GeoTrust, Symantec,…với chi phí nhất định, chứng chỉ SSL cũng chia thành 3 loại như DV, OV hay EV tùy theo từng loại hình website của bạn. Do bài này không phải là serie về SSL nên mình sẽ nói chi tiết hơn về một serie chuyên biệt về SSL nhé.

Còn Let’s Encrypt là một tổ chức xác thực SSL giống như Comodo, GeoTrust, Symantec nhưng cái khác là họ là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với sự bảo trợ của những tổ chức lớn trên thế giới Cisco, Akamai, Mozilla, Facebook,…với mục đích là cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí cho mọi người giúp mọi website đều được mã hóa, tạo nên một môi trường internet an toàn hơn.

Do đó, chứng chỉ SSL tại Let’s Encrypt sẽ không khác gì với các loại chứng chỉ SSL khác mà chỉ khác ở chỗ bạn phải gia hạn mỗi 90 ngày một lần. Gia hạn thế nào thì mình sẽ nói chi tiết ở phần cài đặt nhé.

Ở bài này mình sẽ chia ra làm 2 phần, phần cài tự động với công cụ có sẵn trên host nếu nhà cung cấp có hỗ trợ, và phần cài thủ công với các host không có hỗ trợ tính năng cài tự động. Do vậy mình sẽ chia bài ra làm 3 trang, các bạn vui lòng nhấn vào liên kết trang phía dưới để chuyển sang nội dung cần xem nhé.

Cài chứng chỉ SSL miễn phí từ Let’s Encrypt lên Hosting was last modified: Tháng Tám 16th, 2017 by Thạch Phạm

Trang: 1 2 3

.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Địa chỉ IP có thật sự ảnh hưởng tới thứ hạng website?

Lâu lắm rồi mình cũng chưa có dịp viết bài liên quan tới lĩnh vực SEO, nên thể theo yêu cầu của nhiều bạn thì hôm nay mình sẽ tiếp tục mần một bài liên quan tới SEO về một vấn đề rất nhiều bạn băn khoăn; đó là Địa chỉ IP của máy chủ có ảnh hưởng tới thứ hạng của website, hoặc sử dụng nhiều website cho một IP có sao không, làm website vệ tinh có cần khác IP không. Với các câu hỏi đại loại như vậy, bạn sẽ có câu trả lời trong bài viết này.

Về chi tiết khái niệm này bạn có thể xem trên Wikipedia, ở đây mình sẽ trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Trên môi trường Internet, các thiết bị sẽ kết nối với nhau thông qua một địa chỉ được xác định của từng thiết bị và địa chỉ này là Địa chỉ IP. Giả sử khi bạn gửi một thư điện tử (email) tới một địa chỉ nào đó, máy tính của bạn cũng phải xác định được địa chỉ IP của người nhận email đó mà thông thường chúng ta không gõ địa chỉ IP để gửi thư mà sẽ gõ địa chỉ email của họ, và địa chỉ email của họ đã được phân giải tới địa chỉ IP của máy chủ nhận thư thông qua hệ thống Máy chủ tên miền (Domain Name Server – DNS).

Với các địa chỉ IP để hoạt động được trên Internet phải được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền tương ứng với từng khu vực địa lý, ví dụ như ở Châu Á – Thái Bình Dương thì có APNIC, và ở từng quốc gia cũng có đơn vị có nhiệm vụ cấp phát và quản lý địa chỉ IP như Việt Nam thì có VNNIC.

Một điều hiển nhiên là các website của chúng ta sẽ được đặt trên những máy chủ vật lý đặt tại các trung tâm dữ liệu và tùy theo từng dịch vụ mà website sẽ có địa chỉ IP riêng hay IP dùng chung.

Ví dụ nếu sử dụng dịch vụ thuê máy chủ vật lý thì ta sẽ có một IP riêng để kết nối tới máy chủ đó, tương tự với VPS vì hệ thống đang sử dụng là hoàn toàn tách biệt. Còn nếu sử dụng dịch vụ Web Hosting thông thường ta sẽ có địa chỉ IP dùng chung vì các website sẽ đặt trên cùng một Webserver với cùng một thiết lập, chúng ta cũng có thể mua IP riêng cho dịch vụ Web Hosting nếu nhà cung cấp có hỗ trợ.

Như vậy tất cả website của chúng ta đều có một địa chỉ IP để xác định được máy chủ nào đang lưu trữ nó, chỉ là chúng ta sử dụng tên miền và hệ thống phân giải địa chỉ IP để có thể truy cập vào thông qua một tên miền dễ nhớ mà thôi.

Những gì mình trình bày ở trên bạn có thể tự hiểu ra rằng nếu dùng IP riêng cho website, thì Google sẽ xác định chúng ta sử dụng hệ thống riêng chứ không phải dùng chung. Điều này tránh được các rủi ro khi xây dựng tập hợp nhiều website vệ tinh để Google nghĩ rằng các website này là một chủ sở hữu riêng, không bị phạt “hội đồng”. Hoặc chúng ta cho rằng các website cùng IP với nhau mà trỏ link cho nhau sẽ không tốt, Google biết và coi điều này là spam.

Tuy nhiên điều này là chưa có dẫn chứng chính xác mà chỉ là đồn đoán. Nếu bạn đã từng sử dụng Web Hosting với IP chung chắc cũng có thể hiểu rằng khi dùng IP chung website vẫn có thứ hạng bình thường và không bị phạt do một trong các website dùng IP đó bị phạt, điều này chưa từng xảy ra.

Riêng bản thân mình sau nhiều năm làm SEO và có nhiều hệ thống website chính có, website vệ tinh có, khi dùng IP chung vẫn SEO bình thường và có thứ hạng tốt. Nếu có ảnh hưởng, thì khi chúng ta chuyển máy chủ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại thì trong 1 tuần đầu thứ hạng của website có thể sẽ lên xuống, mà giang hồ gọi là “từ khóa dance”. Nhưng sau đó thì mọi sự vẫn yên ổn nếu website mình không đi spam, câu backlink dẫn tới bị phạt.

Các website vệ tinh phụ của mình đều dùng IP chung hết vì mình không muốn tốn tiền cho một cái mà mình chưa rõ nó có ích hay không, và kể cả 1 website trong hệ thống vệ tinh mình bị đẩy vô sandbox thì các website kia đều bình an vô sự.

Tuy nhiên, nếu bạn đặt website trên một dịch vụ Web Hosting dùng IP có quá nhiều website spam, nội dung đồi trụy,…thì sẽ có một chút ảnh hưởng.

Có nhiều người quan niệm rằng dùng IP riêng sẽ làm website nhanh hơn!? Điều này lại càng sai vì khi dùng máy chủ riêng có thể sẽ làm website bạn nhanh hơn nhưng địa chỉ IP riêng không có ý nghĩa gì về việc này cả. Vai trò của địa chỉ IP chỉ là xác định thiết bị đang chứa dữ liệu website đó.

Thêm một lý do nữa để dùng IP riêng đó là có thể sử dụng chứng chỉ SSL riêng (như chứng chỉ mua ở Comodo chẳng hạn), nhưng hiện nay đa phần các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều sử dụng cPanel mà cPanel hiện đã hỗ trợ SNI giúp có thể sử dụng chứng chỉ SSL riêng mà không cần đến IP riêng.

Bản thân Google cũng hiểu rằng đa phần các website trên internet hiện nay là sử dụng chung IP nên điều này là không cần thiết. Chưa kể nếu bạn có dùng CloudFlare thì cũng là sử dụng IP chung trên hệ thống của họ và điều này cũng không ảnh hưởng.

Nói chung thì cho dù có ai nói gì đi nữa thì Matt Cutts nói thì sẽ thuyết phục hơn, bạn xem video ở dưới nhé.

Vấn đề này không phải chỉ quan tâm từ bây giờ, mà từ năm 2006 Matt Cutts đã có một xác nhận tại đây: “… there was recently a discussion on a NANOG (North American Network Operators Group) email list about virtual hosting vs. dedicated IP addresses. They were commenting on the misconception that having multiple sites hosted on the same IP address will in some way affect the PageRanks of those sites. There is no PageRank difference whatsoever between these two cases (virtual hosting vs. a dedicated IP).”

Và cũng liên quan tới IP, cho câu hỏi sử dụng tên miền quốc gia ở các địa chỉ IP trên các quốc gia khác thì có sao không, Matt Cutts cũng xác nhận là việc đó hoàn toàn ok.

Sau những gì mình kể ra ở trên không có nghĩa là IP riêng không có ích, nhưng nếu bạn sử dụng Web Hosting thì không nhất thiết phải cần IP riêng cho từng website. Còn lợi ích khi dùng IP riêng trên website thì có như sau:

Địa chỉ tạm của website có dạng http://123.456.78.9/ thay vì http://123.456.78.9/~username/ nếu dùng Web Hosting. Không bị ảnh hưởng nếu nhà cung cấp Web Hosting có chiến dịch thay đổi IP chung. Có thể sử dụng chứng chỉ SSL riêng mà không cần công nghệ SNI. Trông chuyên nghiệp hơn (nhưng có ai rảnh mà đi coi IP của website).

Còn mặc định khi bạn sử dụng dịch vụ VPS hay máy chủ riêng là sẽ có IP rồi vì cơ bản hai công nghệ này không hỗ trợ IP dùng chung. Nhưng trên máy chủ bạn có thể chứa nhiều website chung với nhau và các website đó sẽ dùng chung IP.

Hiện nay tài nguyên IPv4 đang dần cạn kiệt nên chúng ta hãy xem xét khi nào cần dùng IP riêng, khi nào dùng IP chung để tránh lãng phí tài nguyên. Còn IP riêng có ảnh hưởng tới SEO hay không thì bản thân mình chưa bao giờ tin vào điều này.

Địa chỉ IP có thật sự ảnh hưởng tới thứ hạng website? was last modified: Tháng Ba 24th, 2017 by Thạch Phạm.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress

Trên một số trang tin tức lớn như kenh14, vnexpress,…chúng ta có thể thấy mỗi một chuyên mục đều có một giao diện khác nhau. Trong thời gian cách đây khá lâu blog mình đã có một bài viết nói về việc sử dụng nhiều giao diện khác nhau cho Post – Page nhưng cách này có vẻ hơi khó và cũng chưa hoàn thiện lắm.

Dĩ nhiên cách dễ nhất là sử dụng các plugin có sẵn nhưng thời gian qua lại không có plugin nào hỗ trợ việc này. Nói như thế không có nghĩa là không có vì bây giờ đã có một plugin miễn phí giúp chúng ta có thể dễ dàng sử dụng nhiều giao diện khác nhau cho trang bất kỳ, có thể tùy biến menu và widget trên từng giao diện, plugin đó chính là Multiple Themes.

Một điều tuyệt vời của plugin này là cho phép chúng ta sử dụng một giao diện bất kỳ cho một đường dẫn bất kỳ chứ không phải chỉ gói gọn vào category, tag, post hay page. Nó cho phép chúng ta sử dụng một giao diện khác dựa trên truy vấn hoặc một truy vấn nào đó với giá trị nào đó. Ví dụ mình có thể áp dụng một giao diện đặc biệt dành cho các trang tìm kiếm với truy vấn là https://thachpham.com/?s=.

Hoặc nếu bạn đang sử dụng một số Parked Domain khác trỏ về website chính, plugin cũng có thể cho phép thiết lập các giao diện riêng dành cho các đường dẫn định danh này (Alias).

Chuẩn bị sẵn giao diện

Để sử dụng plugin này, giao diện của bạn phải được upload sẵn lên website tại thư mục /wp-content/themes/ hoặc tải về từ thư viện WordPress Themes.

Sau khi cài plugin Multiple Themes hoàn tất, chúng ta sẽ tiến hành thiết lập tại Settings -> Multiple Themes plugin.

Tại đây chúng ta sẽ có các phần bao gồm:

Settings: thiết lập cơ bản để chọn theme cho trang chủ, các trang con.Site Aliases: Thiết lập các tên miền aliases để hỗ trợ plugin xác định đường dẫn, nếu bạn có sử dụng thêm parked domain để trỏ về website chính.Advanced Settings: Thiết lập theme cho toàn trang, toàn post hay toàn page.Theme Options: Hướng dẫn thiết lập menu, widget cho plugin này.System Information: Thông tin hệ thống host đang chạy website.Help: Hướng dẫn gửi yêu cầu hỗ trợ đến tác giả.

Nhìn chung là vậy, ở dưới mình sẽ hướng dẫn một số case cơ bản khi dùng plugin này.

Để thiết lập một giao diện dùng riêng cho trang chủ, chúng ta sẽ vào phần Settings của plugin này và tìm mục Select Theme for Site Home, ở đây bạn sẽ chọn giao diện cần sử dụng cho trang chủ.

Như vậy nghĩa là mình sẽ sử dụng giao diện Hueman cho trang chủ. Ở đây plugin sẽ không phân biệt trang chủ bạn là một trang tĩnh hay danh sách các bài viết mới nhất, miễn đường dẫn là domain-của-bạn.ltd là nó nhận đây là trang chủ.

Ví dụ bạn muốn thiết lập giao diện riêng cho một category thì cũng vào mục Settings của plugin này và tìm mục For An Individual Page, Post or other non-Admin page, sau đó thêm đường dẫn của trang tại phần URL of Page, Post, Prefix or other và chọn giao diện cần kích hoạt.

Bạn có thể dùng URL bất kỳ, kể cả một post hay một page nào đó.

Sau khi thiết lập giao diện của một trang bất kỳ mà bạn không có nhu cầu sử dụng nữa, chúng ta có thể xóa đi trong mục Settings, tại phần Current Theme Selection Entries và đánh dấu mục Delete vào trang cần xóa rồi ấn Change là hoàn tất.

Để thiết lập giao diện riêng cho tất cả Post hoặc Page còn lại (ngoại trừ các trang đã thiết lập giao diện riêng), bạn có thể truy cập vào mục Advanced Settings của plugin này và tìm phần Select Theme for All Pages để thiết lập giao diện cho tất cả page, và mục Select Theme for All Posts để thiết lập giao diện cho tất cả post.

Khi sử dụng plugin này, bạn nên thiết lập giao diện sử dụng cho các trang còn lại thay vì sử dụng theme kích hoạt ở Appearance -> Themes, lý do chút nữa ở phần dưới mình sẽ nói sau. Để thiết lập phần này bạn vào phần Advanced Settings của nó và tìm phần Theme for Everything.

Trên mỗi giao diện đều có cách thiết lập Menu, Widget khác nhau nên khi sử dụng plugin này, chúng ta cần phải thiết lập các phần này cho toàn bộ theme để đảm bảo giao diện hiển thị ra như ý muốn.

Bạn vào mục Appearance -> Customize trong trang quản trị.

Sau đó chọn giao diện cần thiết lập tại phần Active Theme bằng cách ấn vào nút Change. Nếu giao diện đang kích hoạt là giao diện cần thiết lập thì thôi.

Sau đó tìm phần Menus và gán menu vào thôi.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Menus trong WordPress

Cũng giống như thiết lập menu, bạn vào Appearance -> Customize.

Sau đó chọn giao diện cần thiết lập.

Và cuối cùng là chọn Widgets để thêm widget vào giao diện.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Widget trong WordPress

Với các giao diện có Theme Option (các tùy chọn đi kèm với theme) sử dụng tính năng Customize có sẵn của WordPress thì quá dễ rồi, chúng ta có thể sử dụng cách giống như trên để thiết lập cho từng theme.

Một vài trường hợp giao diện có phần Theme Option riêng biệt như thế này chẳng hạn.

Vậy thì ta chỉ còn một cách là kích hoạt giao diện cần sửa Theme Options lên tại mục Appearance -> Themes và sau đó truy cập vào phần Theme Option của giao diện đó mà chỉnh sửa.

Để làm phần này thì bạn nên thiết lập giao diện mặc định của toàn trang tại phần Advanced Settings -> Theme for Everything để khi kích hoạt giao diện của trang sẽ không bị ảnh hưởng.

Lưu ý khi kích hoạt giao diện

Khi kích hoạt giao diện thì các thiết lập Menus, Widgets của từng giao diện mà ta đã thiết lập trước đó có thể bị mất, vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng. Tốt nhất là nên sử dụng các giao diện sử dụng toàn bộ là Customize hết.

Sau khi tìm hiểu nhiều giải pháp khác nhau thì mình thấy đây là plugin sử dụng nhiều giao diện cho website WordPress ổn định và dễ sử dụng nhất hiện tại, ít gặp rắc rối hơn bởi vì WordPress mặc định không hỗ trợ nên việc sử dụng nhiều giao diện cùng lúc có thể sẽ hơi rắc rối và nhiều lỗi, quan trọng là giải pháp nào ít lỗi hơn thôi.

Hy vọng plugin này sẽ giúp được nhiều bạn.

.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Địa chỉ IP có thật sự ảnh hưởng tới thứ hạng website?

Lâu lắm rồi mình cũng chưa có dịp viết bài liên quan tới lĩnh vực SEO, nên thể theo yêu cầu của nhiều bạn thì hôm nay mình sẽ tiếp tục mần một bài liên quan tới SEO về một vấn đề rất nhiều bạn băn khoăn; đó là Địa chỉ IP của máy chủ có ảnh hưởng tới thứ hạng của website, hoặc sử dụng nhiều website cho một IP có sao không, làm website vệ tinh có cần khác IP không. Với các câu hỏi đại loại như vậy, bạn sẽ có câu trả lời trong bài viết này.

Về chi tiết khái niệm này bạn có thể xem trên Wikipedia, ở đây mình sẽ trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Trên môi trường Internet, các thiết bị sẽ kết nối với nhau thông qua một địa chỉ được xác định của từng thiết bị và địa chỉ này là Địa chỉ IP. Giả sử khi bạn gửi một thư điện tử (email) tới một địa chỉ nào đó, máy tính của bạn cũng phải xác định được địa chỉ IP của người nhận email đó mà thông thường chúng ta không gõ địa chỉ IP để gửi thư mà sẽ gõ địa chỉ email của họ, và địa chỉ email của họ đã được phân giải tới địa chỉ IP của máy chủ nhận thư thông qua hệ thống Máy chủ tên miền (Domain Name Server – DNS).

Với các địa chỉ IP để hoạt động được trên Internet phải được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền tương ứng với từng khu vực địa lý, ví dụ như ở Châu Á – Thái Bình Dương thì có APNIC, và ở từng quốc gia cũng có đơn vị có nhiệm vụ cấp phát và quản lý địa chỉ IP như Việt Nam thì có VNNIC.

Một điều hiển nhiên là các website của chúng ta sẽ được đặt trên những máy chủ vật lý đặt tại các trung tâm dữ liệu và tùy theo từng dịch vụ mà website sẽ có địa chỉ IP riêng hay IP dùng chung.

Ví dụ nếu sử dụng dịch vụ thuê máy chủ vật lý thì ta sẽ có một IP riêng để kết nối tới máy chủ đó, tương tự với VPS vì hệ thống đang sử dụng là hoàn toàn tách biệt. Còn nếu sử dụng dịch vụ Web Hosting thông thường ta sẽ có địa chỉ IP dùng chung vì các website sẽ đặt trên cùng một Webserver với cùng một thiết lập, chúng ta cũng có thể mua IP riêng cho dịch vụ Web Hosting nếu nhà cung cấp có hỗ trợ.

Như vậy tất cả website của chúng ta đều có một địa chỉ IP để xác định được máy chủ nào đang lưu trữ nó, chỉ là chúng ta sử dụng tên miền và hệ thống phân giải địa chỉ IP để có thể truy cập vào thông qua một tên miền dễ nhớ mà thôi.

Những gì mình trình bày ở trên bạn có thể tự hiểu ra rằng nếu dùng IP riêng cho website, thì Google sẽ xác định chúng ta sử dụng hệ thống riêng chứ không phải dùng chung. Điều này tránh được các rủi ro khi xây dựng tập hợp nhiều website vệ tinh để Google nghĩ rằng các website này là một chủ sở hữu riêng, không bị phạt “hội đồng”. Hoặc chúng ta cho rằng các website cùng IP với nhau mà trỏ link cho nhau sẽ không tốt, Google biết và coi điều này là spam.

Tuy nhiên điều này là chưa có dẫn chứng chính xác mà chỉ là đồn đoán. Nếu bạn đã từng sử dụng Web Hosting với IP chung chắc cũng có thể hiểu rằng khi dùng IP chung website vẫn có thứ hạng bình thường và không bị phạt do một trong các website dùng IP đó bị phạt, điều này chưa từng xảy ra.

Riêng bản thân mình sau nhiều năm làm SEO và có nhiều hệ thống website chính có, website vệ tinh có, khi dùng IP chung vẫn SEO bình thường và có thứ hạng tốt. Nếu có ảnh hưởng, thì khi chúng ta chuyển máy chủ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại thì trong 1 tuần đầu thứ hạng của website có thể sẽ lên xuống, mà giang hồ gọi là “từ khóa dance”. Nhưng sau đó thì mọi sự vẫn yên ổn nếu website mình không đi spam, câu backlink dẫn tới bị phạt.

Các website vệ tinh phụ của mình đều dùng IP chung hết vì mình không muốn tốn tiền cho một cái mà mình chưa rõ nó có ích hay không, và kể cả 1 website trong hệ thống vệ tinh mình bị đẩy vô sandbox thì các website kia đều bình an vô sự.

Tuy nhiên, nếu bạn đặt website trên một dịch vụ Web Hosting dùng IP có quá nhiều website spam, nội dung đồi trụy,…thì sẽ có một chút ảnh hưởng.

Có nhiều người quan niệm rằng dùng IP riêng sẽ làm website nhanh hơn!? Điều này lại càng sai vì khi dùng máy chủ riêng có thể sẽ làm website bạn nhanh hơn nhưng địa chỉ IP riêng không có ý nghĩa gì về việc này cả. Vai trò của địa chỉ IP chỉ là xác định thiết bị đang chứa dữ liệu website đó.

Thêm một lý do nữa để dùng IP riêng đó là có thể sử dụng chứng chỉ SSL riêng (như chứng chỉ mua ở Comodo chẳng hạn), nhưng hiện nay đa phần các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều sử dụng cPanel mà cPanel hiện đã hỗ trợ SNI giúp có thể sử dụng chứng chỉ SSL riêng mà không cần đến IP riêng.

Bản thân Google cũng hiểu rằng đa phần các website trên internet hiện nay là sử dụng chung IP nên điều này là không cần thiết. Chưa kể nếu bạn có dùng CloudFlare thì cũng là sử dụng IP chung trên hệ thống của họ và điều này cũng không ảnh hưởng.

Nói chung thì cho dù có ai nói gì đi nữa thì Matt Cutts nói thì sẽ thuyết phục hơn, bạn xem video ở dưới nhé.

Vấn đề này không phải chỉ quan tâm từ bây giờ, mà từ năm 2006 Matt Cutts đã có một xác nhận tại đây: “… there was recently a discussion on a NANOG (North American Network Operators Group) email list about virtual hosting vs. dedicated IP addresses. They were commenting on the misconception that having multiple sites hosted on the same IP address will in some way affect the PageRanks of those sites. There is no PageRank difference whatsoever between these two cases (virtual hosting vs. a dedicated IP).”

Và cũng liên quan tới IP, cho câu hỏi sử dụng tên miền quốc gia ở các địa chỉ IP trên các quốc gia khác thì có sao không, Matt Cutts cũng xác nhận là việc đó hoàn toàn ok.

Sau những gì mình kể ra ở trên không có nghĩa là IP riêng không có ích, nhưng nếu bạn sử dụng Web Hosting thì không nhất thiết phải cần IP riêng cho từng website. Còn lợi ích khi dùng IP riêng trên website thì có như sau:

Địa chỉ tạm của website có dạng http://123.456.78.9/ thay vì http://123.456.78.9/~username/ nếu dùng Web Hosting. Không bị ảnh hưởng nếu nhà cung cấp Web Hosting có chiến dịch thay đổi IP chung. Có thể sử dụng chứng chỉ SSL riêng mà không cần công nghệ SNI. Trông chuyên nghiệp hơn (nhưng có ai rảnh mà đi coi IP của website).

Còn mặc định khi bạn sử dụng dịch vụ VPS hay máy chủ riêng là sẽ có IP rồi vì cơ bản hai công nghệ này không hỗ trợ IP dùng chung. Nhưng trên máy chủ bạn có thể chứa nhiều website chung với nhau và các website đó sẽ dùng chung IP.

Hiện nay tài nguyên IPv4 đang dần cạn kiệt nên chúng ta hãy xem xét khi nào cần dùng IP riêng, khi nào dùng IP chung để tránh lãng phí tài nguyên. Còn IP riêng có ảnh hưởng tới SEO hay không thì bản thân mình chưa bao giờ tin vào điều này.

.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Hướng dẫn cài lại WordPress khi bị dính mã độc

Sẽ cập nhật video sau.

Việc website WordPress bị dính mã độc bởi việc sử dụng theme/plugin không rõ nguồn gốc (nếu không muốn nói là dùng lậu) hoặc đặt mật khẩu đơn giản dễ đoán là chuyện quá đỗi bình thường của chúng ta.

Hiện nay khi website bị dính mã độc thì thường là có 3 kịch bản thường gặp như sau:

Trang chủ bị đổi thành một trang cảnh báo là đã bị hack kèm theo nhạc hoành tráng. Website âm thầm gửi đi các email lừa đảo, spam liên tục trên host mà chủ nhân không hề hay biết. Website chứa các đường liên kết ẩn quảng cáo các dịch vụ thuốc kích dục, cờ bạc, phishing scam.

Và khi website bạn bị rơi vào các trường hợp này, các nhà cung cấp Hosting sẽ khóa lại. Nếu bạn dùng VPS thì sẽ bị cảnh báo hoặc khóa nếu rơi vào kịch bản số 1 và tên miền bị rơi vào sổ đen không sớm cũng muộn, lúc này website sẽ bị tụt thứ hạng ở máy tìm kiếm, khi truy cập bằng Google Chrome sẽ có cảnh báo màu đỏ rằng website này rất nguy hiểm.

Thế nhưng để website không bị hack cũng không phải khó, chỉ cần bạn dùng sản phẩm có bản quyền đầy đủ, đặt mật khẩu phức tạp (lưu vô Lastpass chẳng hạn) và thiết lập iThemes Security là được. Nếu bạn dùng Hosting thì nên chọn các đơn vị cung cấp hosting sử dụng CloudLinux như AZDIGI, StableHost, A2Hosting, Hawkhost,…mà sử dụng để tránh bị nhiễm mã độc từ anh bạn hàng xóm.

Chúng ta hay lên các trang mạng hỏi công cụ quét mã độc khi bị rơi vào các trường hợp này, thế nhưng tin buồn dành cho bạn là không có công cụ nào giúp bạn gỡ mã độc miễn phí cả, mình thề đấy. Chỉ duy nhất có 1 dịch vụ gỡ mã độc mà mình biết và sử dụng qua rồi đó là Sucuri Antivirus với giá rất đắt đỏ và bạn phải chấp nhận nếu cần gỡ mã độc hoàn toàn. Thế nhưng sau khi gỡ xong, chưa chắc website đã thật sự sạch sẽ mà chỉ duy nhất có 1 cách: Cài lại từ đầu.

Cài website lại từ đầu là cách duy nhất cũng là tốt nhất để website của bạn trở nên sạch sẽ. Cài website lại không có nghĩa là bạn sẽ viết lại nội dung hay sản phẩm vì các dữ liệu này sẽ lưu vô database, nhưng tin vui là không có mã độc nào đính kèm vô database của bạn cả. Cài website lại nghĩa là chúng ta sẽ lấy dữ liệu mềm lưu trong database ở website cũ, sau đó cài website mới và nhập các dữ liệu này vào, rồi cài lại plugin và theme từ đầu với nguồn gốc rõ ràng hơn.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách làm việc này.

Bây giờ bạn hãy tiến hành cài đặt một website WordPress mới trên host hoặc localhost và sử dụng một tên miền khác để chạy website này nhằm đảm bảo bạn vừa truy cập vào website mới và cả website cũ để tiện kiểm tra, đối chiếu.

Sau đó mở tập tin wp-config.php của website mới và chèn đoạn sau vào dưới <>

define('WP_HOME','http://example.com');define('WP_SITEURL','http://example.com');

Thay example.com thành địa chỉ của website mới nhé.

Đầu tiên hãy truy cập phpMyAdmin để export dữ liệu của database website đang sử dụng ra và tải về máy. Nếu host bạn không có phpMyAdmin, thì có thể dùng plugin BackWPUp để backup database và tải về, chỉ cần database thôi nhé.

Tham khảo: Xuất dữ liệu database trong phpMyAdmin

Kế tiếp là hãy mang các thư mục chứa hình ảnh upload trong /wp-content/uploads/ như 2017, 2016, 2015, 2014,…về máy. Lưu ý là chỉ các thư mục chứa hình ảnh upload, các thư mục khác không cần lấy về để đảm bảo an toàn. Nếu bạn dùng Hosting thì có thể vào File Manager dùng tính năng Compress để nén các thư mục này lại và tải về. Hoặc nếu bạn cài website mới trên cùng host thì không cần tải mà chỉ cần copy dữ liệu các thư mục này vào /wp-content/uploads/ ở thư mục website mới.

Bây giờ bạn hãy truy cập vào phpMyAdmin tại host (hoặc localhost) đang chạy website mới và tìm tên database của website đó, sau đó ấn Nhập (Import) và tải lên tập tin .sql mà bạn có được ở bước 1.

Lỗi khi import database

Nếu bạn gặp lỗi khi import database thì hãy tạo một database mới hoàn toàn và import vào database mới. Sau đó thiết lập website sử dụng database mới nhé.

Sau khi nhập xong, bạn hãy xem tên bảng dữ liệu có tiền tố là wp_ hay một tiền tố khác. Nếu bạn sử dụng tên tiền tố khác với wp_ thì hãy mở tập tin wp-config.php ở website mới, tìm $table_prefix và thay wp_ thành tiền tố của bảng database. Ví dụ mình có bảng tên 38dug_options trong cơ sở dữ liệu thì sẽ thay thành:

$table_prefix = '38dug_';

Sau đó hãy tải các thư mục hình ảnh trong website cũ đang chạy trên host (wp-content/uploads) vào thư mục wp-content/uploads ở website mới để đảm bảo hình ảnh không bị mất.

Để kiểm tra, bạn có thể truy cập vào phần Media Library trên website mới để xem đã có hiển thị hình ảnh đầy đủ hay chưa. Nếu hình ảnh hiển thị ra bình thường thì đã hoàn tất.

Bây giờ bước còn lại của bạn là hãy cài lại theme trên website. Nếu bạn dùng theme trả phí thì tốt nhất nên mua bản quyền theme đó để đảm bảo hơn, được cập nhật phiên bản mới thường xuyên nếu có lổ hổng bảo mật xảy ra.

Về bước này chắc mình không cần nói qua rồi, khi cài theme nếu theme đó yêu cầu cài thêm plugin gì bạn có thể cài vào vì các plugin đi theo theme cũng rất đảm bảo nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Khi bạn đã thiết lập website hoàn tất và bắt đầu sử dụng. Hãy tiến hành truy cập vào website cũ và xóa toàn bộ dữ liệu trên host đi, sau đó chuyển mã nguồn của website bạn mới làm lên host vào thư mục của website chính. Về bước này, bạn làm giống như việc chuyển host của một website bình thường bao gồm 2 bước:

Backup và khôi phục mã nguồn website mới lên host. Backup database và khôi phục database trên host.

Tham khảo:

Sau khi chuyển hoàn tất, hãy mở tập tin wp-config.php của website mới trên host và sửa lại WP_HOME, WP_SITEURL thành địa chỉ website chính. Ví dụ:

define('WP_HOME','http://example.com');define('WP_SITEURL','http://example.com');

Việc này sẽ đảm bảo bạn có thể truy cập vào website mới theo tên miền chính của website.

Bây giờ bạn hãy đăng nhập vào website mới trên host và cài plugin Better Search Replace, sau đó vào mục Tools -> Better Search Replace và tìm tên miền cũ trong tất cả bảng database và đổi sang tên miền mới, bỏ chọn Run as dry run như hình dưới.

Như vậy tất cả các liên kết trong website đang sử dụng tên miền cũ sẽ được đổi thành tên miền mới mà không cần phải làm thủ công.

Ngay sau khi website đã hoạt động hoàn tất, hãy tiến hành thiết lập bảo mật cho website. Bạn hãy xem qua serie Bảo mật WordPress toàn tập và làm theo các bước để tăng sự an toàn của website.

Và quan trọng nhất là không sử dụng các plugin/theme được chia sẻ không rõ nguồn gốc vì điều này là nguyên nhân của 90% trường hợp bị mã độc mà mình từng biết đến. Nếu bạn không cài cái gì lạ vào website, mật khẩu quản trị phức tạp, thiết lập plugin bảo mật tốt thì bạn sẽ không cần quan tâm đến các giải pháp bảo mật nào nữa.

Chúc website của bạn sớm được phục hồi và hoạt động ổn định.

.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Theme Mới Và Nhà Mới Cho eBlogViet Đón Năm Mới 2014

Trong một vài ngày trở lại đây nếu các bạn để ý thì chắc sẽ thấy eBlogViet có down một vài ngày trong quá trình nâng cấp và chuyển nhà cho blog. Đến nay, công đoạn chuyển nhà đã cơ bản hoàn thành và xem ra tốc độ tải trang đã nhanh hơn nhiều so với trước cho dù đó không phải là hosting có data center tại Việt Nam.

Cũng vì nhiều lý do mà gần đây mình lười viết bài nên cũng cảm thấy áy náy với chính bản thân mình. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cuộc đời của mỗi con người, chúng ta phải có những ưu tiên nhất định. Cũng vì lý do đó mà mình không có nhiều thời gian để viết bài cho eblogviet. Ý tưởng về guest blog có thể sẽ sớm được triển khai trở lại vào thời gian sớm nhất.

Những thay đổi mới nhất mình muốn cập nhật để các bạn cùng biết:

1. Giao Diện Mới – Không còn là theme framework nữa!

Cũng phải nói là khá tốn kém khi đầu tư mua thêm các theme khác nhau để thử nghiệm xem tốc độ tải trang và code có vấn đề gì hay không trước khi có quyết định cuối cùng. Bạn đầu là quyết định mua gói Theme Junkie Lifetime giá $100 vì nghĩ rằng giá hàng năm cũng $50/năm trong khi lifetime chỉ có giá bằng 2 năm.

Về cơ bản, các theme của Theme Junkie có tốc độ tải trang rất nhanh, nhiều giao diện và đã có thêm theme dạng apps như Deals mà trang Chia sẻ coupon đang sử dụng. Đây là điểm nhấn khiến mình mở hầu bao ra mua.

Trong 38 theme hiện tại của Theme Junkie, mình đã thử Insider và thấy khá hài lòng mặc dù có một vài điểm hạn chế mà một blog cá nhân thông thường không cần. Đúng thời điểm đó thì Alex của Kolakube cho ra theme Chronicl phiên bản dành cho WordPress mà không phải là child theme của Thesis nữa. Đây là một trong những dự án có thể nói là lớn nhất của Alex và những triết lý của anh ấy đã thuyết phục mình mở hầu bao lần thứ 2 trong vòng 2 tuần.

Chronicl là theme đã làm mình có cảm nhận khác hơn các theme trước đây. Dù nó đơn giản nhưng lại không hề đơn giản và xem ra khá hợp với một blog cá nhân của mình. Và cuối cùng thì eBlogViet cũng chính thức sử dụng Chronicl làm bộ mặt cho năm 2014. Đây là quyết định khá khó khăn nhưng là điều mình cho là đúng đắn mặc dù chưa vọc hết theme này.

2. Chuyển hosting cho eBlogViet

Đúng là một sự tình cờ khá thú vị cho cuộc di cư của eBlogViet từ HostGator về Ngọc Trang Network Solutions. Người đầu tiên mình cám ơn phải nói đến blogger Thạch Phạm đã giới thiệu cho mình một dịch vụ rất có chất lượng và giá cũng rất phẩi chăng so với mặt bằng hiện nay đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.

Ngọc Trang Network Solutions là một nhà cung cấp hosting mới đối với mình. Tuy nhiên, chất lượng đã được đảm bảo khi Thạch Phạm blog đang sử dụng và có đánh giá rất tốt về nhà cung cấp này. Đó là lý do mình quyết định di dời về đây. Một lý do khác nữa là eBlogViet trong hai tuần trước khi chuyển nhà đã gặp một sự cố quá tải tại HostGator shared hosting nên việc chuyên sang VPS là chuyển sớm muộn mà thôi.

Mặc dù dịch vụ hosting hiện tại không phải là hosting có data center tại Việt Nam nhưng từ khi chuyển sang Ngọc Trang Network Solutions thì tốc độ tải trang đã cải thiện đáng kể. Có thể nói là tốc độ đã nhanh hơn khoảng 5+ lần theo chỉ số mình đo được tại Pingdom. Trước đây, tốc độ tải trang của eBlogViet vào khoảng 3-5s nhưng khi chuyển sang đây thì chỉ còn khoảng từ 370-500ms tùy từng thời điểm. Tất nhiên, việc đo lường này chỉ mang tính tham khảo nhưng nếu bạn truy cập eBlogViet hiện tại so với cách đây 2-3 tuần sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi của nó.

tốc độ của eblogviet

Blogviet là người quen dùng các sản phẩm shared hosting vì nó sử dụng cPanel nên có thể vào vọc nhanh chóng. Nghĩ đến chuyện sử dụng VPS hay Dedicated thường cảm thấy hơi ngại vì sẽ phải dùng nhiều câu lệnh. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của các nhân viên kỹ thuật bên Ngọc Trang Network Solutions thì mình cảm thấy an tâm khi các yêu cầu hỗ trợ được giải quyết khá nhanh. Hơn nữa, vọc VPS cũng giúp mình học hỏi được thêm nhiều vấn đề.

Đó là 2 trong nhiều cập nhật mà mình muốn chia sẻ trong tuần đầu năm mới 2014. Sự áy náy vì không thường xuyên đăng bài vẫn còn đó, tuy nhiên, mình sẽ cố gắng chia sẻ đều đặn hơn trong thời gian tới.

Chúc các bạn một năm nhiều thành công!

eBlogViet là blog cá nhân chuyên về tiếp thị liên kết, internet marketing và kiếm tiền trên mạng cho cộng đồng blogger Việt Nam. Đăng ký nhận tin RSS để không bỏ lỡ các tin cập nhật.

.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Kiếm Tiền Với Google Helpouts Có Đơn Giản? test thu 2

Nói đến Joel Comm chắc hẳn nhiều độc giả Việt Nam – những ai đã từng hoặc đang kiếm tiền trên mạng với Google Adsense có thể đã từng nghe tên. Joel Comm là chuyên gia về Adsense và từng là tác giả cuả cuốn sách bán chạy nhất theo đánh giá của Thời Báo New York (New York Times) có tên “The Adsense Code”. Các thủ thuật và chia sẻ của ông đã giúp mọi người rất nhiều trong đó có mình khi là quen với Google Adsense.

Chúng ta ít nghe nói về tác giả này dưới cương vị là một người viết sách trong một vài năm trở lại đây mà chỉ nghe nhiều về ông với vai trò một diễn giả. Tuy nhiên, gần đây, chúng ta lại nóng với khóa học mới ra mắt của Joel Comm cùng Joshua Writer có tên Helpouts Profits tập trung vào mô hình kiếm tiền mới cũng của Google mang tên Helpouts.

Thoạt nhìn vào Google Helpouts ai cũng sẽ nghĩ nó trông na ná mô hình của Fiverr hay các mạng freelancers nhưng thực ra nó không như những gì chúng ta thấy. Đây là mô hình theo cảm nhận ban đầu của mình là khá thức thời và nó có cách tiếp cận thực sự rất sáng tạo dựa trên nền tảng Google Voice và Talk cho dù nó mới chỉ ở dạng Beta và chưa có nhiều người tham gia.

Google Helpouts là mô hình chia sẻ lợi nhuận thứ 3 của Google mà mình biết kể từ Google Adsense, Google Affiliate Network (đã bị đóng cửa năm 2013) và giờ là Helpouts. Helpouts rất đơn giản là môi trường để các bạn bán kỹ năng & kiến thức của mình trực tiếp cho những ai cần và chi phí được tính theo phút/giờ. Mô hình này khác các mô hình của Fiverr hay Freelancers ở chỗ mọi dịch vụ bạn đăng tải sẽ trực tiếp thông qua video và không nhất thiết phải là trả phí. Bạn có thể tham gia các khóa học, kỹ năng, bài học…trực tiếp với người hướng dẫn thông qua Google Voice + Video. Nó giống như đào tạo 1-1 dạng webinar và bạn sẽ bị tính phí/miễn phí theo khung thời gian quy định của người đăng.

google helpouts listing

Nguyên tắc cơ bản của Helpouts sẽ như sau:

Tìm sự trợ giúp

Bạn có thể tìm các kỹ năng bạn muốn học, chọn giáo viên bạn muốn học cùng dựa trên kinh nghiệm, chuyên môn của họ và quan trọng hơn là xem đánh giá của những ai đã từng sử dụng dịch vụ của họ để quyết định.

Nhận sự trợ giúp

Sau khi chọn được giáo viên ưng ý thì bạn xem người đó có online hay không, nếu không thì bạn đặt lịch với giáo viên nếu họ chưa sẵn sàng.

Trả tiền sau khi được trợ giúp

Trong khi nhiều sự trợ giúp là miễn phí thì hầu hết các trợ giúp khác là đóng phí theo mức mà người bán quy định và thanh toán qua công cụ Google Wallet.

Kiếm tiền với Google Helpouts bằng dịch vụ trả phí

Như đã đề cập ở trên thì bạn có kỹ năng & kiến thức nào cũng có thể bán nó thông qua Google Helpouts và tạo thu nhập cho chính mình. Bạn giỏi về WordPress hay SEO, bạn có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng và kiếm tiền cùng Google Helpouts.

Có thể chỉ là hướng dẫn cách cài đặt WordPress hay tối ưu WordPress blog thì cũng có nhiều người cần nó. Quan trọng là mô hình này người mua được tương tác trực tiếp với người bán không giống các video thu sẵn. Họ thoải mái hỏi bạn và bạn trả lời trực tiếp và 2 người có thể nhìn thấy nhau qua video giống như đang ngồi gần nhau để nói chuyện. Đây là sự khác biệt giúp cả người mua và người bán không cảm thấy nhàm chán khi ngồi một mình xem video và khi muốn hỏi lại phải email và chờ đợi.

Kiếm tiền với Google Helpouts bằng cách cung cấp dịch vụ miễn phí

Một điều khá hay mà trong khóa đào tạo Helpouts Profits của Joel Comm có đề cập qua là bạn không nhất thiết phải cung cấp dịch vụ trả phí mà vẫn có thể kiếm tiền với Google Helpouts thông qua việc cung cấp các dịch vụ miễn phí. Tại sao? Đơn giản là khi bạn cung cấp dịch vụ miễn phí trên helpouts thì bạn có thể giới thiệu họ mua các dịch vụ hay sản phẩm liên quan qua link của mình. Nếu nó phù hợp và có chất lượng thì không có lý do gì họ tự chối và việc mua qua link của bạn cũng không tốn thêm gì mà còn là cách họ trả ơn bạn.

Quan trọng hơn nữa, khi bạn cung cấp dịch vụ miễn phí và được nhiều người ưa thích thì bạn sẽ ngày càng có nhiều khách hàng. Đây là cách rất hay mà mình nghĩ có thể áp dụng tiếp thị liên kết để tăng thu nhập một cách hiệu quả.

VD: Bạn đăng quảng cáo hướng dẫn cài đặt WordPress miễn phí thì bạn có thể giới thiệu họ mua hosting qua link và với mức hoa hồng từ $50 – $150/sale mà các nhà cung cấp hosting đang áp dụng thì bạn cũng không bị thiệt mà có khi còn có lãi.

Hạn chế cho cộng đồng blogger Việt khi kiếm tiền với Google Helpouts

Thứ nhất, hiện Google Helpouts đang trong giai đoạn Beta nên bạn cần đăng ký để nhận google helpouts invitation code để được tham gia. Thông thường thì bạn sẽ phải đợi vài tuần để có được invite code từ Google. Tuy nhiên, có một kỹ thuật trong khóa Helpouts Profits của Joel Comm giúp bạn nhận invitation code ngay trong ngày. Nếu bạn đã thực sự sẵn sàng thì có thể cân nhắc đến vấn đề này vì tham gia sớm sẽ có nhiều lợi thế và tránh tình trạng trâu chậm uống nước đục.

Thứ 2, bạn cần đăng ký cho mình một tài khoản Google Wallet để nhận các thanh toán. Đăng ký Google Wallet ở Việt Nam có thể vẫn còn khó khăn chút ít nhưng nếu các bạn tìm hiểu sẽ đăng ký được.

Thứ 3, nếu bạn nhắm tới thị trường toàn cầu thì cần trang bị cho mình khả năng tiếng Anh nghe và nói tốt để có thể bán dịch vụ được nhiều khách hàng hơn. Sau này khi Google Helpouts mở rộng và hỗ trợ Tiếng Việt thì chắc chắn sẽ không còn là vấn đề lớn với cộng đồng Blogger Việt nữa.

Theo cảm nhận cá nhân của mình thì việc kiếm tiền với Google Helpouts là rất triển vọng bởi cách tiếp cận của nó khác các mô hình đại trà hiện nay, và bạn cũng có thể tạo được lợi nhuận từ những kiến thức và kỹ năng bạn đang sở hữu.

Các bạn nghĩ sao về mô hình này?

eBlogViet là blog cá nhân chuyên về tiếp thị liên kết, internet marketing và kiếm tiền trên mạng cho cộng đồng blogger Việt Nam. Đăng ký nhận tin RSS để không bỏ lỡ các tin cập nhật.

.
This post was made using the Auto Blogging Software from WebMagnates.org This line will not appear when posts are made after activating the software to full version.