Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015
Tin thế giới 18h30: Mỹ - Nga đấu khẩu ở LHQ, TQ bác tin điều Liêu Ninh tới Syria
Trung Quốc bác tin điều tàu sân bay Liêu Ninh tới Syria; Động cơ đánh bom gần ngôi đền Erawan ở thủ đô Bangkok là để trả thù một chiến dịch triệt phá nạn buôn người của chính phủ; Đức đang xem xét dành ra 5 tỷ euro để chăm sóc người tị nạn; . Cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc:*Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trên cương vị chủ tịch Cuba, hôm 28/9, ông Raul Castro nhấn mạnh Cuba và Mỹ có thể bình thường hóa mối quan hệ song phương chỉ khi Washington gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận thương mại và trao lại quyền kiểm soát căn cứ hải quân Guantanamo cho Havana.Ông Castro khẳng định nếu như quan hệ giữa Washington – Havana tiếp tục được cải thiện, người dân Cuba cần nhận được sự "bồi thường" sau hàng thập niên bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế.Tổng thống Nga Vladimir V. Putin phát biểu trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9.*Trong bài phát biểu đầu tiên suốt 10 năm qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần ủng hộ chính quyền của Tổng thống Assad chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria.Những tuần gần đây, giới chức phương Tây cũng đã lên tiếng cáo buộc Nga tăng cường quân sự tới Syria như điều động binh lính, xe tăng và máy bay chiến đấu nhằm hỗ trợ quân chính phủ Syria tiêu diệt IS.Theo ông Putin, để hỗ trợ cho phe nổi dậy chống lại chính quyền của Tổng thống Assad, Mỹ đã cho đào tạo lực lượng phiến quân nhưng chính những người này sau đó lại chiến đấu trong hàng ngũ của IS.*Ông Obama đã gọi Tổng thống Assad là “bạo chúa” đồng thời cáo buộc Tổng thống Syria là thủ phạm đứng đằng sau cuộc nội chiến kéo dài 4 năm cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người và khiến hàng triệu người khác phải đi tị nạn.Hôm 28/9, phát biểu trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Barack Obama cho hay Mỹ sẵn sàng hợp tác với Iran và Nga nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria .Trung Quốc:*Khả năng Hải quân Trung Quốc sẽ thuê lại 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp sản xuất từ Ai Cập sau khi Cairo đạt được thỏa thuận mua lại 2 chiếc tàu này của Paris hồi tháng Tám.Hồi năm ngoái, Paris đã từ chối chuyển giao 2 tàu Mistral mang tên “Vladivostok” và “Sevastopol” cho Moscow sau khi Nga quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine. Kể từ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã ngỏ ý muốn mua lại hai tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp. Nhưng Ai Cập đã giành phần thắng trong thương vụ mua lại tàu chiến Mistral của Pháp hôm 6/8.Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp sản xuất.*Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9 cho hay nước này sẽ không theo đuổi bá quyền và "luật rừng" không được trở thành hình mẫu tương tác giữa các nước.Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước quan ngại trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Bắc Kinh và những tranh chấp lãnh thổ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nước này bị Mỹ và các đồng minh chỉ trích vì ngang nhiên cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Nhật Bản xung quanh chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư.*Chuyên gia quân sự Zhang Junshe, thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho hay thông tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đến Syria để hỗ trợ chính phủ nước này là không đúng sự thật.Theo ông Zhang, một hạm đội của hải quân Trung Quốc đang có mặt ở Địa Trung Hải, trong đó có các tàu khu trục tên lửa và tàu tiếp tế, nhưng không liên quan gì đến tình hình ở Trung Đông. Hạm đội này bắt đầu chuyến thăm các nước vào cuối tháng Tám và sẽ thực hiện hành trình dài tổng cộng hơn 30.000 km, kéo dài hơn 5 tháng.*Hôm nay (29/9), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) cho biết cựu Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Hề Hiểu Minh sẽ bị khởi tố tội tham nhũng sau khi bị cáo buộc nhiều tội danh trong đó có biển thủ công quỹ.Hồi tháng 7/2015, ông Hề Hiểu Minh đã bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” - một cụm từ thường dùng để ám chỉ tội tham nhũng ở Trung Quốc.*Nhiều người dân sinh sống ở thị trấn Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã vô cùng hoảng sợ và buộc phải rời bỏ nhà cửa sau khi chứng kiến hàng loạt vụ giết người cướp của do binh lính Triều Tiên thực hiện.Theo giới chức Trung Quốc, trong một năm qua, ít nhất 10 người dân Nam Bình đã bị sát hại mà phần lớn thủ phạm là binh lính Triều Tiên nhằm cướp bóc thức ăn và tài sản.Nga – Ukraine:*Hôm 28/9, Nga tuyên bố nước này sẽ đóng cửa không phận với các hãng hàng không của Ukraine từ ngày 25/10 tới. Đây là đòn đáp trả của Moscow trước việc Ukraine "cấm cửa" hai công ty hàng không Aeroflot và Transaero của Nga.Aeroflot là một trong hai hãng hàng không Nga bị chính quyền Kiev cấm bay qua không phận Ukraine kể từ ngày 25/10 tới.Hôm 16/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố mở rộng danh sách trừng phạt nhằm vào các công ty và cá nhân của Nga bao gồm 400 cá nhân và 90 công ty.Khủng hoảng di cư:*Nếu cuộc khủng hoảng di cư không sớm được giải quyết, nó hoàn toàn có thể khiến lượng người dân ủng hộ Anh rút khỏi EU sẽ ngày càng nhiều. Và nếu như Anh rút khỏi EU, uy tín của tổ chức này sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.Thời gian qua, tỷ lệ người Anh phản đối và ủng hộ Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) là khá cân bằng nhưng sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng nhập cư, số người ủng hộ Anh rút khỏi EU đã gia tăng đáng kể, làm dấy lên lo ngại về việc Anh sẽ thực sự rút khỏi EU nếu tổ chức trưng cầu dân ý.Khủng hoảng di cư đang làm "tan nát" EU.*Đức đang xem xét dành ra 5 tỷ euro (5,6 tỷ USD) từ thu nhập ngoài dự kiến của nước này trong năm 2015 để trang trải chi phí chăm sóc người tị nạn năm 2016, đảm bảo duy trì cân bằng ngân sách.Số tiền này sẽ được chi trong năm 2016 cho chính quyền và 16 bang trên toàn nước Đức để ứng phó với dòng người di cư, ước tính chỉ riêng trong năm nay có thể lên tới 800.000 người.Đánh bom ở Thái Lan:*Cảnh sát Thái Lan hôm 28/9 cho biết động cơ vụ đánh bom đền Erawan ở thủ đô Bangkok tháng trước là để trả thù một chiến dịch triệt phá nạn buôn người.Cảnh sát trưởng Thái Lan Somyot Pumpanmuang (giữa) trong buổi họp báo hôm 28/9 tại trụ sở Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan ở thủ đô Bangkok."Chúng tôi tin chắc động cơ chính trong tội ác này là trả thù nhà chức trách Thái Lan triệt phá mạng lưới buôn người", Reuters dẫn lời cảnh sát trưởng Thái Lan Somyot Pumpanmuan phát biểu tại một cuộc họp báo.Đền Erawan ở thủ đô Bangkok bị đánh bom tối 17/8 làm 20 người, trong đó phần lớn là du khách Trung Quốc, thiệt mạng. Hiện chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công.MINH THU (tổng hợp) .
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét